BẠN ĐÃ BIẾT SỬ DỤNG BULONG ĐÚNG MỤC ĐÍCH?

19/10/2020 Đăng bởi: Nguyệt Hà

Nội dung [ẩn]

Bulong là sản phẩm rất thân quen với chúng ta trong đời sống. Nó hiện hữu ở khắp mọi nơi từ gia đình đến chiếc xe chúng ta đi làm to hơn là các nhà xưởng,...Thân quen như vậy thế nhưng không phải ai cũng biết phân biệt và sử dụng các loại bulong đúng mục đích. 

Phân loại các loại bulong phổ biến hiện nay

Thông tin tham khảo về các loại bulong

Sản phẩm bulong khá đa dạng từ vật liệu đến kích cỡ, hình dạng, tính năng,..Vì vậy, muốn sử dụng có hiệu quả việc đầu tiên chúng ta phải nắm rõ đặc điểm của từng loại bulong và cách phân biệt.

Phân loại bulong theo vật liệu chế tạo

Loại bulong được chế tạo từ vật liệu chính là thép carbon, thép hợp kim. Loại bulong sản xuất từ vật liệu này thường được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng và công nghiệp. Ngoài ra, ngành thi công, lắp dựng nhà thép tiền chế cũng hay sử dụng loại này. Ưu điểm của nó là chi phí rẻ, dễ gia công sản xuất. Tuy nhiên, nhược điểm thường là độ bền trong môi trường thấp, dễ bị oxi hóa, han gỉ. 

Bulong được làm từ thép không gỉ( hay còn gọi là inox): Ưu điểm là chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường. Các lại vật liệu inox thường dùng để sản xuất là: inox 201, inox 304, inox 316, inox 316L.

Bulong chế tạo từ đồng

Bulong được chế tạo từ các kim loại màu (đồng, nhôm, kẽm). Loại bulong này được sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù như: hế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…

Phân loại bulong theo đặc tính chống ăn mòn

Tính năng chính của bulong là dùng để liên kết các linh kiện lại với nhau vì vậy việc đảm bảo độ bền, chống lại sự ăn mòn, oxi hóa, han gỉ của môi trường rất quan trọng. Dựa vào đặc tính này để phân chia các loại bulong như sau: 

Bulong mạ kẽm nhúng

  • Bulong thường: Được dùng cho bu lông móng trong xây lắp nhà khung thép. Thân bulong chủ yếu nằm trong bê tông móng nhằm liên kết hệ kết cấu bên trên với hệ kết cấu móng bằng bê tông cốt  thép đổ tại chỗ.
  • Bulong đen: Sử dụng nhiều trong liên kết các chi tiết máy, được bảo vệ chống han gỉ bởi dầu mỡ. 
  • Bulong mạ kẽm điện phân, bu lông mạ kẽm nhúng nóng: Dùng trong liên kết nhà khung thép. 
  • Bulong INOX: Dùng chủ yếu cho các chi tiết yêu cầu tuyệt đối  chống ăn mòn, không han gỉ, đảm bảo độ thẩm mỹ cao. 

Phân loại bu lông theo chức năng làm việc

Dựa theo yêu cầu sử dụng thì bulong được chia thành 2 loại chính gọi là: bulong liên kết và bulong neo

Bulong neo

Bulong liên kết thì tính năng của nó sử dụng đúng như tên gọi, dùng để liên kết các chi tiết máy móc, cột, dầm,..với nhau. Kích cỡ sử dụng phổ biến thường từ M12-M22

Bulong neo được sử dụng dùng liên kết các kết cấu bê tông cốt thép với kết cấu bên trên. Bulong neo được đặt vào trong móng rồi mới đổ bê tông. Loại này thường được sử dụng tự kích cỡ M22 trở lên. 

Phân loại bulong theo mức độ chịu lực (độ cấp bền)

Tùy vào nhu cầu của máy móc, cường độ mà người ta sử dụng các loại bulong có độ cấp bền khác nhau. 

Bulong cấp bền

Tùy vào yêu cầu khả năng chịu lực mà người ta sản xuất nhiều loại bu lông với các khả năng chịu lực khác nhau. Ví dụ độ cấp bền của bulong thường là: cấp bền 4.6; cấp bền 5.8; cấp bền 6.5; cấp bền 8.8; cấp bền 10.9. 

Mua bulong đạt tiêu chuẩn ở đâu?

Muốn mua bulong đạt tiêu chuẩn bạn phải tìm đến những đại lí bán đồ kim khí lớn hoặc liên hệ với Công ty TNHH Vinp. Đây là công ty hàng đầu cung cấp số lượng lớn các loại bulong tiêu chuẩn quốc tế với giá thành cạnh tranh nhất. 

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY TNHH VINP

Trụ sở chính: LK 15 - L24, khu đấu giá quyền sử dụng đất Mậu Lương, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0912302018

Email: info@vinp.vn

 

 

Gửi bình luận của bạn:

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 0912302018
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: