BẠN CÓ BIẾT ỨNG DỤNG CHÍNH CỦA TỪNG LOẠI KEO CÔNG NGHIỆP?

15/10/2020 Đăng bởi: Nguyệt Hà

Nội dung [ẩn]

Keo công nghiệp là loại hóa chất được dùng nhiều trong sản xuất. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại keo đều giống nhau. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mỗi loại sẽ có thành phần và đặc tính riêng biệt. 

Keo công nghiệp được cấu tạo như thế nào

Keo dán công nghiệp được là một dung dịch hóa học ở dạng keo có cấu tạo bởi các polime tạo màng, khi keo khô sẽ đông cứng lại, giúp liên kết các vật liệu với nhau đảm bảo sự chắc chắn. 

Chất tạo màng: Đây là thành phần cơ bản của keo, nó quyết định tính bám dính tính cố kết và các đặc tính lý hóa cơ bản của mối dán keo  công nghiệp

Dung môi: là thành phần dùng để hòa tan chất tạo màng, giảm bớt độ nhớt của keo dán, thường dùng các loại dung môi như: cồn, axeton, bezen, xăng…

Chất làm dẻo: Đây là thành phần làm giảm độ co và tăng tính đàn hồi cho keo công nghiệp, giảm cứng bên trong khi keo dán đông cứng. 

Chất đông cứng và chất xúc tác đông cứng: Có thể coi như một chất dẫn có tác dụng chuyển keo từ dạng màng sang dạng cứng ổn định. 

Chất độn: dùng để làm giảm độ co của màng keo công nghiệp, tăng độ bền của mối dán. 

Vai trò và tác dụng của từng loại keo dán công nghiệp

Xem thêm: các thương hiệu keo công nghiệp phổ biến hiện nay

Keo công nghiệp khá đa dạng và phong phú, chúng ta thường gặp các loại keo như:

Keo công nghiệp PVAC (keo sữa)


Keo sữa công nghiệp PVAC là loại keo không cần đun nóng nước trước khi sử dụng. Loại này khô nhờ thấm hút vào vật liệu và sự bay hơi. Keo sữa có ưu điểm khi khô sẽ chuyển sang thể dẻo và khá bền, thời gian khô ngắn, sử dụng được lâu dài. 

Keo công nghiệp PVAC thường được dùng để dán các loại hộp carton, giấy, cần tránh nhiệt độ thấp vì màng keo trở lên giòn làm giảm khả năng kết dính. 

 Keo công nghiệp Hotmelt

Đây là loại keo có cấu tạo khá đặc biệt dạng hạt và dạng cây. Loại keo này khá bắt mắt khi có màu sắc đa dạng như trắng, vàng, không màu, khi dán không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Keo hotmelt có ưu điểm nổi trội là độ bám dính tốt, chất lượng keo ổn định và rất dễ sử dụng. 
Loại keo dán công nghiệp này thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: thủ công mỹ nghệ, đóng gói, làm khăn ướt, ngành gỗ, giày da,...
Keo Acrylic

Đây là loại keo dán công nghiệp  tổng hợp với nguyên liệu sản xuất chính là nhựa acrylic polyme.

Loại keo này được dùng để bịt kín các khe hở ở cửa và các vết nứt trên tường, móng nhà. Thời gian khô của loại keo này phụ thuộc vào vật liệu dán và độ ẩm, nhiệt độ không khí.

Keo phun
Đây là dòng keo được sử dụng để dán kim loại, các sản phẩm mút xốp, gỗ, đồ gia dụng, sofa, nylon, túi xách, giày dép, trang trí nội ngoại thất xe hơi,...
Ưu điểm của loại keo công nghiệp này là giúp tiết kiệm được 40-50% keo, khả năng kết dính tốt, độ bền cao và thích ứng được với mọi thời tiết.

Keo dán công nghiệp PU

Keo PU là hợp chất hữu cơ, tính chống ẩm và chịu được ăn mòn rất tốt. Loại keo này được dùng với mục đích ngăn nước rò rỉ qua khe hay vết nứt tường bê tông, vữa, đường hầm, tường cọc,...
Ưu điểm của keo PU là màng keo không bị co rút, khả năng chống thấm tốt và tiết kiệm nguyên liệu. Loại keo công nghiệp này còn giúp chống kiềm và axit rất tốt. 

Trên đây là những loại keo công nghiệp phổ biến, thường được dùng trong đời sống. Hi vọng bài biết này sẽ đem lại cho các bạn thêm sự hiểu biết về các loại keo công nghiệp để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. 

Bạn có thể mua keo công nghiệp tại các nhà cung cấp lớn. Tại khu vực miền Bắc là công ty TNHH VinP - đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm keo công nghiệp chính hãng tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường. 

Gửi bình luận của bạn:

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 0912302018
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: